Tại sao phải ép cọc bê tông cho móng nhà?
Một ngôi nhà đẹp và kiên cố cần phải được đảm bảo bởi các yếu tố về thiết kế thẩm mỹ và tính bền vững. Trong đó, phần móng nhà luôn đóng vai trò quyết định đến sự bền vững của cả ngôi nhà khi xây dựng trên các địa hình khác nhau. Nhằm đảm bảo cho một phần móng nhà vững chắc không bị sụt lún và không ảnh hưởng đến kết cấu của cả ngôi nhà về sau là lý do tại sao phải ép cọc bê tông khi xây nhà.
Tại sao phải ép cọc bê tông cho móng nhà?
Mỗi công trình dù là nhà thấp tầng hay cao tầng đều được xây dựng trên những nền đất hay còn gọi là các địa hình khác nhau và được các kiến trúc sư tính toán, thiết kế xây dựng để phù hợp và đảm bảo an toàn. Phần móng của mỗi công trình tùy thuộc vào trọng tải, chiều cao và tính chất đất nền tại đó nên cũng được chia làm nhiều loại: móng đơn, móng bè, móng băng và móng ép cọc bê tông…
Thực tế cho thấy, có rất nhiều công trình đang trong quá trình thi công xây dựng hoặc vừa hoàn thiện đã có dấu hiệu sụt lún, nghiêng hoặc nứt vỡ tường thậm chí đổ sập…là do thi công phần móng quá yếu không đảm bảo. Vậy tại sao lại không đảm bảo như vậy? Một trong những nguyên nhân quan trọng của các sự cố trên là do không ép cọc bê tông ngay từ khi thi công phần móng công trình hoặc chất lượng ép cọc bê tông không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.
Vì vậy, để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, tránh được rủi ro khi thi công xây dựng và đảm bảo tính bền vững của công trình thì cần phải ép cọc bê tông cho phần móng và cần phải nắm vững các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo chất lượng cọc bê tông khi được ép vào trong móng.
Phương thức ép cọc bê tông ngày một hiện đại hơn trước
Cọc bê tông móng nhà có nhiệm vụ truyền tải trọng từ công trình xuyên qua các lớp đất đá bên dưới tối đa và tạo lực ép xung quanh cọc để tăng tính chịu tải cho phần móng của những tòa cao tầng. Công nghệ ngày càng hiện đại, ép cọc bê tông cũng được ứng dụng những phương pháp và thiết bị hỗ trợ hiện đại giúp chúng ta có thể xây dựng công trình trên mọi địa hình kể cả trên nền đất mềm, đất yếu, có nhiều ao hồ trũng xung quanh hoặc ở các địa hình dốc.
Trên thị trường có rất nhiều các loại cọc khác nhau nhồi, cọc ép, cọc ép neo, cừ tràm, cọc bê tông cốt thép… nhưng nhìn chung đều được tính toán kết cấu giống nhau, chỉ có biện pháp thi công khác nhau, phụ thuộc vào từng địa hình xây dựng, thiết kế công trình cũng như tải trọng. Tuy nhiên, cọc ép bê tông dựa theo những bản vẽ ép cọc bê tông mẫu được sử dụng phổ biến nhất trong các công trình bởi ưu điểm nhanh, gọn và giúp các kỹ sư xây dựng tính toán trước được tải trọng và giá thành.
Nhiều người còn lo lắng liệu phương pháp ép cọc bê tông có ảnh hưởng đến nhà bên cạnh không? Ép cọc bê tông công trình diện tích nhỏ có được không? Thì câu trả lời ở đây chính là ép cọc bê tông trong quá trình thi công móng cũng như xây dựng về sau không ảnh hưởng đến cấu trúc cũng như chất lượng của các công trình xung quanh. Công trình dân dụng trong khu dân cư hay công trình diện tích nhỏ đều có thể sử dụng phương pháp này. Với những ưu điểm trên, ép cọc bê tông luôn được ưu tiên lựa chọn cho các công trình nhà phố…
Các yêu cầu cọc bê tông đảm bảo chất lượng
Để việc ép cọc bê tông cho móng của các công trình được đảm bảo thì chất lượng cọc bê tông khi sử dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi nếu không đảm bảo sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu và tuổi thọ của công trình. Vậy, để lựa chọn cọc bê tông chất lượng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Thứ nhất: Cọc bê tông được chế tạo bằng bê tông cốt thép đúc sẵn và mỗi cọc sẽ được tính bằng đơn vị Mác bê tông, thông thường là từ 250 trở lên. Các loại cọc bê tông thường có tiết diện vuông với kích thước khoảng 200 x 200 đến 400 x 400. Chiều dài mỗi cọc phụ thuộc vào thiết kế của từng công trình. Tuy nhiên, nếu chiều dài của cọc quá lớn có thể chia thành từng đoạn cọc ngắn để đảm bảo vận chuyển và thi công ép cọc…
- Thứ hai: Cọc bê tông phải được chế tạo theo đúng bản vẽ ép cọc bê tông mẫu nghĩa là được làm theo thiết kế, yêu cầu của kiến trúc sư . Độ dày tối thiểu của lớp bảo vệ là 3cm để đảm bảo không bong tróc khi ép cọc xuống và chống gỉ cho lõi thép bên trong.
- Thứ ba: Cọc phải được đúc trên bãi phẳng, có thể đúc cọc trực tiếp tại công trường hoặc có bãi đúc cọc riêng.
- Thứ tư: Khuôn đúc cọc cũng cần phải đảm bảo các yêu cầu về mặt phẳng, thẳng, có chống dính để đảm bảo không bị mất lớp nước xi măng khi đổ bê tông.
- Thứ năm: Khi đổ bê tông cần đảm bảo kỹ thuật đổ từ mũi cọc đến đỉnh cọc và đầm bằng dùi cỡ nhỏ. Đồng thời, mỗi cọc cần được đánh dấu rõ ràng để tránh nhầm lẫn khi thi công.
Trên đây là một số lý do giúp giải thích được tại sao phải ép cọc bê tông và yêu cầu kỹ thuật của các loại cọc bê tông đảm bảo chất lượng. Hầu hết các công trình dân dụng hay công trình lớn đều cần ép cọc bê tông trước khi thi công xây dựng để đảm bảo độ bền vững cho toàn bộ công trình.
Để được tư vấn tốt hơn về các loại cọc bê tông, kỹ thuật về ép cọc bê tông cũng như các dịch vụ ép cọc bê tông tại Tiền Giang khách hàng xin vui lòng liên hệ với dịch vụ thi công ép cọc của BÊ TÔNG TÂN PHƯỚC